Mùa thu mát mẻ đã “chạm ngõ”, không khí cũng trở nên mát mẻ hơn, rất phù hợp để thưởng thức những món lẩu hấp dẫn. Thỉnh thoảng các bà nội trợ hãy thay đổi thực đơn cho gia đình mình để bữa ăn quây quần không bị nhàm chán nhé. Sato chia sẻ đến bạn tuyệt chiêu nấu nước lẩu thơm ngon như ngoài hàng, vô cùng hấp dẫn và mang hương vị tuyệt vời nhé.
1. Lựa chọn nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng để nấu nước lẩu phải là loại tươi ngon và áp dụng cách chế biến hợp lý thì nước dùng mới ngon ngọt, bổ dưỡng. Chọn nguyên liệu tươi để nước lẩu ngon hơn. Khi chọn mua xương nấu nước lẩu, người dùng nên chọn xương đuôi, loại xương này chế biến nước dùng ngọt, thơm, không nên chọn xương đầu vì nước dùng sẽ bị hôi, không ngon.
2. Hương vị của từng món lẩu
+ Đối với lẩu cá và lẩu hải sản: Sử dụng nước me hoặc gói lẩu thái, nấu kèm với dứa (thơm), cà chua, rau muống, cải và các loại nấm để tạo nên các vị chua, ngọt và cay, át đi mùi tanh vốn có của hải sản, khi người dùng thưởng thứ sẽ cảm thấy thanh hơn.
+ Đối với lẩu gà: Nước dùng của lẩu gà thiên về vị cay hoặc ăn kèm với rau ngải cứu, vừa giúp giải cảm lại giúp khử đi mùi hôi đặc trưng của thịt gà.
+ Đối với các loại thực phẩm khác như lẩu bò, lẩu xương heo hay xương gà: Trước khi chế biến, để khử mùi hôi của bò và xương heo, người dùng nên đun sôi qua chúng với hành tím, sả, gừng nướng và các hương liệu tạo mùi thơm đặc trưng như hoa hồi, thảo quả… Những nguyên liệu này ngoài công dụng khử mùi, tăng hương thơm thì còn giúp cho người dùng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
3. Tuyệt chiêu giúp nước lẩu trong
Đối với xương hầm, ngoài việc rửa sạch, phải đun sôi qua, rửa sạch rồi cho vào nồi ninh với nước. Khi nấu nước lẩu gà hoặc lẩu bò bạn nên hầm với 2 lần nước. Lần thứ nhất chỉ đổ nước ngang mặt xương hầm, khi nước sôi mới đổ tiếp lần hai và hầm với lửa nhỏ cho nước thật ngọt. Đối với các loại củ làm ngọt nước như cà rốt, củ cải trắng, su hào… bạn có thể cho chúng vào túi sạch và thả vào nồi thay vì thả trực tiếp vào nước dùng đang nấu.
4. Thời gian nấu nước lẩu
Khi cho xương đã đun sôi qua lần đầu vào lần nước tiếp theo, bạn đun mức công suất to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ cho sôi vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi trên lửa thật nhỏ. Lưu ý, nước lẩu gà và heo thường nấu trong thời gian từ 4 – 6 giờ. Nước lẩu bò thì ninh lâu hơn, từ khoảng 8 – 10 giờ. Nước lẩu thủy hải sản không nên nấu quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.
Để nấu lẩu ngon và nhanh hơn, bạn sẽ cần đến chiếc nồi lẩu điện chất lượng. Nồi lẩu điện đa năng Sato có thiết kế hiện đại với cách sử dụng đơn giản, điều chỉnh mức độ nhiệt linh hoạt cho từng món. Lòng nồi làm bằng hợp kim nhôm phủ chống dính cao cấp, an toàn khi sử dụng. Ngoài nấu những món lẩu hấp dẫn, bạn có thể chế biến các món xào, chiên, hấp, nấu canh… tiện dụng chỉ với 1 sản phẩm duy nhất. Nồi có vung kính trong suốt giúp quan sát quá trình thức ăn được nấu bên trong một cách dễ dàng. Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, bạn có thể truy cập Website: satovietnhat.com.vn hoặc liên hệ Hotline: 0942000666.
Sato
Bếp từ là sản phẩm gia dụng thông minh giúp người dùng nấu ăn cực nhanh mà không gây ra nóng nực trong gian bếp. Tuy nhiên, khi sử dụng bếp có thể gặp phải một số hiện tượng lỗi.
Bếp từ đôi là một trong những thiết bị gia dụng thông minh, được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, khi mua sản phẩm về thì nhiều người vẫn không biết cách lắp đặt bếp sao cho chính xác và sử dụng bền lâu.
Quạt sưởi điện là sản phẩm hay được sử dụng vào mùa đông lạnh giá, giúp sưởi ấm không gian phòng, nhất là đối với gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Hiện nay, bếp từ đang là một trong những loại bếp thông minh giúp cho việc nấu nướng của các bà nội trợ trở nên dễ dàng hơn so với các loại bếp truyền thống.
Copyright © 2020 SATO VIỆT NHẬT.