Bữa cơm ngon không chỉ bởi tay nghề người nấu, mà còn phụ thuộc vào chiếc nồi cơm điện chất lượng của gia đình bạn. Sản phẩm giúp chị em chế biến ra những hạt cơm dẻo thơm, mang đến bữa ăn đầy dinh dưỡng cho các gia đình. Vậy mẹo sử dụng nồi cơm điện bền lâu cho người nội trợ là gì? Hãy cùng SATO theo dõi những cách làm dưới đây để sản phẩm nhà bạn luôn được bền bỉ và sử dụng đúng cách nhé.
Xem thêm:
=> Bí quyết nấu cơm ngon như người Nhật
1. Đối với nồi cơm điện tử cần cài đặt thời gian nấu hợp lý
Khi bạn cài đặt thời gian nấu trên nồi cơm điện tử, nếu cài đặt quá ngắn thì đồng hồ hẹn giờ sẽ không hoạt động, quá trình nấu cơm sẽ diễn ra ngay khi bạn cài đặt. Vì thế, tùy vào mức độ hẹn giờ hiện trên nồi mà bạn lựa chọn thời gian nấu và giữ ấm phù hợp cho cơm luôn dẻo ngon mà vẫn giữ trọn chất dinh dưỡng nhé.
2. Để cơm ngon và chín đều hơn
Bạn tiến hành vo gạo thật sạch trước khi nấu, lưu ý nếu bạn chà xát gạo quá nhiều sẽ làm mất chất dinh dưỡng và trong quá trình cơm sôi thì không được mở nắp nồi. Sau khi cơm chín, bạn xới đảo cơm thật kỹ để hạt cơm tơi và xốp, không vón cục khi cơm nguội bớt, như vậy là bạn đã có được những bát cơm chất lượng, chín đều rồi.
3. Giúp cơm không có mùi và ngả màu
Đối với việc nấu cơm bằng nồi cơm điện tử, bạn không nên cài đặt chế độ giữ ấm cơm quá lâu, vì việc này có thể làm cho cơm có mùi thiu và nhanh hỏng. Với chế độ hấp cơm, bạn không nên để cơm quá lạnh hoặc lượng cơm ít quá, bạn cũng không nên hấp cơm chung với cháo yến mạch hoặc cháo thịt. Lưu ý khi để chế độ giữ ấm, không để những vật dụng như thìa nhựa hoặc gỗ vào trong nồi. Sau khi vo gạo, trước khi đặt lòng nồi vào vỏ nồi cơm điện, bạn nên lau thật khô phía bên ngoài của lòng nồi. Nên ngâm gạo một lúc trước khi nấu hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ, cơm sẽ nhanh chín và tiết kiệm điện hơn so với việc bạn nấu cơm ngay khi vo gạo.
4. Chữa cơm sống
Mẹo nhỏ cho bạn là khi gặp phải trường hợp cơm bị sống, bạn hãy xới cơm sống cho tơi ra, đổ rượu vào nồi theo tỷ lệ là 80ml/nửa ký gạo, sau đó bấm nút "Cook", nấu cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà không để lại mùi rượu. Đây là cách chữa cơm sống thành cơm chín hiệu quả dành cho những ai gặp phải trường hợp này.
5. Cơm nấu ngon hơn với dầu ăn và giấm gạo
Khi nấu cơm, bạn có thể cho thêm một vài giọt dầu ăn vào cùng, việc này sẽ làm cho cơm tơi và thơm hơn. Một cách khác nữa là bạn cho khoảng ½ thìa cà phê giấm trên một 1,5kg gạo hoặc nước cốt chanh vào nước nấu cơm, việc này sẽ làm cho cơm trắng và lâu thiu hơn, bên cạnh đó chất dinh dưỡng vẫn được đảm bảo.
6. Tiết kiệm điện với các cách đơn giản
+ Trước khi nấu cơm bạn nên ngâm gạo một lúc hoặc có thể sử dụng chế độ hẹn giờ nếu nhà bạn sử dụng nồi cơm điện tử, cơm sẽ nhanh chín và tiết kiệm điện hơn.
+ Sử dụng nước nóng để nấu cơm, với cách làm này có thể giúp giữ được tối đa chất dinh dưỡng của gạo và tiết kiệm điện năng cho người dùng.
+ Với loại nồi cơm điện nắp rời, bạn có thể dùng một khăn sạch phủ kín lên nắp nồi để hạn chế nhiệt lượng tỏa ra ngoài gây thất thoát chất dinh dưỡng và hao tốn điện năng tiêu thụ.
Trên đây, SATO đã chia sẻ với bạn mẹo vặt sử dụng nồi cơm điện bền lâu dành cho bà nội trợ. Gia đình bạn đã có chiếc nồi cơm điện chất lượng chưa? Hãy tham khảo các mẫu nồi cơm điện SATO hiện đại, sang trọng và tiện ích qua website: satovietnhat.com.vn hoặc liên hệ Hotline: 1900545497 – 0942000666 nhé.
SATO
Hiện nay, bếp từ đang là một trong những loại bếp thông minh giúp cho việc nấu nướng của các bà nội trợ trở nên dễ dàng hơn so với các loại bếp truyền thống.
Mùa đông lạnh nên khả năng miễn dịch của con người sẽ kém hơn, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa… hay các bệnh truyền nhiễm sẽ có mức độ tăng nhanh hơn so với các mùa khác trong năm.
Mùa đông đến là lúc các gia đình lên nhiều thực đơn khác nhau để thay đổi bữa ăn hàng ngày, giúp cho không khí thêm ấm áp. Các món lẩu – nướng rất được ưu ái trong mùa lạnh
Tiệc nướng BBQ chắc chắn sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi mùa lạnh đến của nhiều gia đình hiện nay. Bên cạnh các món lẩu đủ vị thì món nướng sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm
Copyright © 2020 SATO VIỆT NHẬT.