TextBody

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện, nguyên nhân và cách xử lý

Nồi cơm điện có rất nhiều loại gồm nồi cơm điện cơ, nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần, nồi cơm điện công nghiệp… Khi sử dụng các sản phẩm này người dùng sẽ gặp phải một số hiện tượng, Sato giới thiệu đến bạn một số lỗi thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện, nguyên nhân và cách xử lý các lỗi này để sản phẩm hoạt động bền bỉ hơn.

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện, nguyên nhân và cách xử lý 1

1. Cơm sống, cơm chín không đều
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:
+ Tỉ lệ gạo và nước do người dùng cho không đều. Cách xử lý tùy thuộc vào từng loại gạo mà đổ nước cho phù hợp, thường lượng nước tiêu chuẩn sẽ bằng 120% đến 130% lượng gạo.
+ Điện áp sử dụng thấp, bạn nên dùng ổn áp để có điện áp tiêu chuẩn.
+ Có vật lạ như hạt gạo, cơm dính trên bề mặt mâm nhiệt hoặc lòng nhôm, do người dùng không kiểm tra lại trước khi nấu cơm. Cách xử lý là vệ sinh sạch bề mặt mâm nhiệt và đáy lòng nhôm.
+ Méo lòng nhôm: Nếu nồi mới chưa sử dụng và có dấu hiệu va chạm thì nguyên nhân do vận chuyển, còn nếu nồi đã qua sử dụng thì nguyên nhân do người dùng. Bạn nên thay lòng nhôm mới để tiếp tục sử dụng nồi.
+ Hỏng rơle nhiệt: Nếu rơle nhiệt chưa bị tác động sửa chữa, bề mặt rơle không bị biến dạng thì nguyên nhân do linh kiện của nhà sản xuất. Nếu rơle nhiệt đã bị tác động sửa chữa hoặc bề mặt rơle bị biến dạng thì nguyên nhân do người sử dụng. Bạn cần thay rơle cho nồi.
+ Biến dạng mâm nhiệt: Nếu biến dạng do người sử dụng cố tình dùng khi sản phẩm đang bị quá nhiệt (ngắt rơle bảo vệ) thì lỗi do người sử dụng. Nếu sản phẩm chưa bị tác động sửa chữa (nguyên tem niêm phong), lòng nồi không bị biến dạng, bề mặt mâm không dính vật lạ thì nguyên nhân do bản thân linh kiện của nhà sản xuất. Người dùng cần thay thế mâm nhiệt.
+ Lẫy đòn bẩy bị biến dạng, sai vị trí: Nếu nồi còn mới và có dấu hiệu bị va đập thì nguyên nhân do vận chuyển. Nếu sản phẩm đã cũ và có dấu hiệu va đập thì nguyên nhân do người sử dụng. Nếu sản phẩm đã bị tác động sửa chữa (rách tem niêm phong) thì lỗi do người sử dụng. Nếu sản phẩm chưa bị tác động sửa chữa (nguyên tem niêm phong) thì nguyên nhân do bản thân linh kiện hoặc do thao tác công nhân của nhà sản xuất. Với lỗi này bạn cần chỉnh lại hoặc thay thế lẫy đòn bẩy.
2. Cơm cháy đen, cơm sém vàng dầy
+ Lỗi rơle nhiệt
+ Lỗi kẹt lẫy đòn bảy
+ Lỗi tiếp điểm hoặc công tắc vi động
Nguyên nhân của các lỗi này là do linh kiện của nhà sản xuất, xử lý bằng cách thay thế linh kiện lỗi.
3. Đứt cầu chì (nếu sản phẩm dùng cầu chì bảo vệ)
+ Nóng bất thường do có vật lạ như hạt gạo, cơm dính trên bề mặt mâm nhiệt, dẫn đến nhiệt không truyền được lên lòng nhôm, và xảy ra quá nhiệt. Nguyên nhân này do người dùng, cần thay cầu chì và vệ sinh sạch bề mặt mâm nhiệt và đáy lòng nhôm.
+  Chêm lẫy đòn bẩy dẫn đến quá nhiệt do người dùng khi sử dụng, vì thế không chêm lẫy đòn bẩy để nồi hoạt động bình thường.
+ Điện áp tăng đột ngột do nguyên nhân khách quan, bạn nên dùng ổn áp để có điện áp ổn định.
+ Khi nồi đang nóng bị va chạm mạnh hoặc bị rơi do người dùng, do đó bạn nên để nồi ở chế độ tĩnh khi đang nấu.
4. Đèn báo không sáng
+ Hỏng mạch đèn do linh kiện của nhà sản xuất, người dùng cần thay mạch đèn để tiếp tục sử dụng sản phẩm.
+ Hỏng dây nguồn: Nếu dây nguồn không có dấu hiệu bị tác dộng vật lý thì nguyên nhân do linh kiện nhà sản xuất. Nếu dây nguồn có dấu hiệu bị tác động, làm gẫy, xoắn, rách thủng thì nguyên nhân do người sử dụng. Xử lý bằng cách thay dây nguồn mới.
+ Không có nguồn điện do nguyên nhân khách quan, bạn cần kiểm tra lại hệ thống điện.
+ Đứt cầu chì hoặc hỏng rơle bảo vệ, lỗi do linh kiện nhà sản xuất, cần thay linh kiện mới để sử dụng nồi.
5. Đèn báo chập chờn
+ Tiếp xúc lá đồng của lẫy đòn bảy kém, không ổn định do linh kiện nhà sản xuất, bạn cần xử lý hoặc thay thế lẫy đòn bẩy.
+ Hỏng mạch đèn, do linh kiện nhà sản xuất, thay thế mạch đèn là có thể sử dụng sản phẩm.
+ Dây nguồn tiếp xúc kém: Kiểm tra nếu do dây nguồn chưa được cắm chắc chắn thì nguyên nhân do người sử dụng. Nếu đã cắm chắc chắn thì nguyên nhân do linh kiện của nhà sản xuất. Lúc này bạn cần cắm lại hoặc thay thế dây nguồn.
6. Phì hơi ra vành nắp
+ Biến dạng lòng nhôm: Nếu nồi mới chưa sử dụng và có dấu hiệu va chạm thì nguyên nhân do vận chuyển. Nếu nồi đã qua sử dụng thì nguyên nhân do người sử dụng, cần thay thế lòng nhôm.
+ Vênh nắp: Nếu nồi mới sử dụng thử lần đầu và có dấu hiệu va chạm thì nguyên nhân do vận chuyển. Nếu sản phẩm đã qua sử dụng thì nguyên nhân do linh kiện của nhà sản xuất, bạn cần điều chỉnh hoặc thay thế nắp.
+ Rách gioăng nắp: Nếu nồi mới sử dụng lần đầu thì nguyên nhân do linh kiện của nhà sản xuất (NSX). Nếu sản phẩm đã qua sử dụng nhiều lần thì nguyên nhân do người sử dụng, lúc này bạn cần thay gioăng lắp nồi.
+  Lòng nhôm không đúng chủng loại, nếu không phải chủng loại lòng nồi của bên NSX thì nguyên nhân do người sử dụng. Vì thế, với lỗi này cần dùng đúng chủng loại lòng nhôm của nồi.

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện, nguyên nhân và cách xử lý 2

7. Chảy mâm nhiệt
+  Có vật lạ như hạt gạo, cơm dính trên bề mặt mâm nhiệt hoặc lòng nhôm.
+ Chêm lẫy đòn bẩy dẫn đến quá nhiệt.
+  Biến dạng lòng nhôm.
Các lỗi này cần thay thế mâm nhiệt để tiếp tục sử dụng sản phẩm.
+ Sản phẩm không có 3 hiện tượng trên là do linh kiện NSX, cần thay thế mâm nhiệt để tránh hiện tượng chảy mâm nhiệt.
8. Ố, mốc mâm nhiệt
+ Do nước dính vào.
+ Chạm tay có mồ hôi vào bề mặt mâm.
+ Tiếp xúc với chất lỏng có tính axit.
Nguyên nhân gây ra lỗi này là: Nếu nồi đã qua sử dụng thì do lỗi người sử dụng. Nếu sản phẩm chưa qua sử dụng mới bóc hộp lần đầu thì nguyên nhân do linh kiện của NSX (cực kỳ hy hữu). Người dùng cần vệ sinh hoặc thay thế mâm nhiệt.
9. Nóng ra vỏ nồi
+ Sai biên dạng mâm nhiệt hoặc lòng nhôm: Nếu nồi chưa qua sử dụng, có dấu hiệu va chạm thì nguyên nhân do vận chuyển. Nếu sản phẩm đã qua sử dụng thì nguyên nhân do người sử dụng, bạn cần thay thế mâm nhiệt hoặc lòng nhôm.
+  Có vật lạ như hạt gạo, cơm dính trên bề mặt mâm nhiệt hoặc lòng nhôm do người dùng không để ý. Vì thế, cần vệ sinh sạch bề mặt mâm nhiệt và đáy lòng nhôm.
+  Điện áp sử dụng tăng vượt mức quy định do nguyên nhân khách quan. Người dùng cần sử dụng ổn áp để có điện áp ổn định.
10. Móp méo, nứt vỡ, trầy xước nồi
Sản phẩm chưa qua sử dụng thì 95% nguyên nhân là do vận chuyển và 5% là do NSX trong đó:
+ Nếu bao bì sp cũng bị rách thủng, biến dạng thì nguyên nhân do vận chuyển + Nếu vị trí móp méo, nứt vỡ, trầy xước ở các điểm dễ nhìn dễ quan sát bằng mát thường thì nguyên nhân phần lớn là do vận chuyển
+  Nếu vị trí móp méo, nứt vỡ, trầy xước ở các điểm khó nhìn khó quan sát bằng mát thường thì nguyên nhân có khả năng là do NSX, trường hợp này gần như không xảy ra do sp trước khi được đóng gói nhập kho trải qua rất nhiều khâu QC và kiểm tra ngoại quan, nên để xuất hiện tường hợp này trên sp mới là vô cùng hy hữu.
Bạn cần thay thế linh kiện bị lỗi để sử dụng nồi cho những lần dùng sau.
11. Khi mới sử dụng có khói và mùi khét
Trong khi gia công mâm nhiệt phải dùng dầu bôi trơn, nên khi khách hàng sử dụng lần đầu tiên sẽ có khói bốc ra và có mùi khét, do mâm nhiệt nóng và đốt cháy dầu. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong vòng 10 phút của lần sử dụng đầu tiên. Do đó, bạn hãy để sản phẩm hoạt động bình thường.
12. Ủ không nóng
Hỏng lá ủ, đai ủ, với hiện tượng này bạn cần thay thế linh kiện bị lỗi là được.
13. Bật nắp
Lỗi khóa nắp do nhà sản xuất linh kiện, người dùng cần chỉnh lại khóa nắp và tiếp tục đun nấu bình thường.
14. Cháy chảy sản phẩm
+  Quá nhiệt tại mâm nhiệt: Nếu nồi chưa qua sửa chữa (còn nguyên tem niêm phong) thì phần lớn nguyên nhân do linh kiện của NSX. Nếu sản phẩm đã bị tác động sửa chữa (rách tem niêm phong) thì nguyên nhân do người sử dụng.
+ Chập cháy từ bên ngoài: Quan sát bằng mắt thường nếu thấy sản phẩm bị cháy chảy phần bên ngoài vỏ thì nguyên nhân do người sử dụng để nồi gần những vị trí có lửa.
+ Chập cháy tại ổ cắm 3 chạc: Nếu phần bị cháy chỉ ở vị trí ổ cắm 3 chạc là do người sử dụng cắm dây nguồn vào chưa hết, dẫn đến tiếp xúc kém tạo ra đánh lửa hoặc do thói quen khi cắm hoặc rút dây nguồn vào thiết bị người sử dụng hay lắc đầu dây nguồn, làm nhiều lần thao tác này sẽ khiến cơ đồng bên trong dây nguồn bị rão, tiếp xúc điện kém tạo ra move đánh lửa.
Với các lỗi này người dùng cần thay thế linh kiện lỗi để sử dụng nồi cơm bền bỉ và an toàn hơn.
15. Hở nắp nồi
+ Lỗi nắp nồi: Nếu sản phẩm không bị va đập thì nguyên nhân do linh kiện NSX. Nếu nồi có dấu hiệu va đập thì nguyên nhân do vận chuyển hoặc người sử dụng. Lúc này cần chỉnh lại linh kiện bị lỗi là có thể sử dụng sản phẩm bình thường.

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện, nguyên nhân và cách xử lý 3

Trên đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện, bạn nên nắm chắc để khi sản phẩm nhà mình gặp phải một trong các lỗi trên thì bạn đã biết rõ nguyên nhân và cách xử lý để nồi cơm của gia đình mình hoạt động hiệu quả nhất.

Sato
 

0 Bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Bếp điện từ bị lỗi E3 có xử lý tại nhà được không?
27/12/2024

Bếp điện từ bị lỗi E3 có xử lý tại nhà được không?

Bếp từ là sản phẩm gia dụng thông minh giúp người dùng nấu ăn cực nhanh mà không gây ra nóng nực trong gian bếp. Tuy nhiên, khi sử dụng bếp có thể gặp phải một số hiện tượng lỗi.

Hướng dẫn lắp đặt bếp từ âm đúng cách tại nhà
25/12/2024

Hướng dẫn lắp đặt bếp từ âm đúng cách tại nhà

Bếp từ đôi là một trong những thiết bị gia dụng thông minh, được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, khi mua sản phẩm về thì nhiều người vẫn không biết cách lắp đặt bếp sao cho chính xác và sử dụng bền lâu.

Mẹo sử dụng quạt sưởi điện đúng cách và an toàn
24/12/2024

Mẹo sử dụng quạt sưởi điện đúng cách và an toàn

Quạt sưởi điện là sản phẩm hay được sử dụng vào mùa đông lạnh giá, giúp sưởi ấm không gian phòng, nhất là đối với gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

Bếp từ có bị ảnh hưởng bởi thời tiết mùa lạnh không?
05/12/2024

Bếp từ có bị ảnh hưởng bởi thời tiết mùa lạnh không?

Hiện nay, bếp từ đang là một trong những loại bếp thông minh giúp cho việc nấu nướng của các bà nội trợ trở nên dễ dàng hơn so với các loại bếp truyền thống.

Copyright © 2020 SATO VIỆT NHẬT.

Theo dõi Sato trên

Zalo
Ok