Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn được xem là một đất nước của nghệ thuật. Từ những điều rất giản dị trong cuộc sống như: nấu ăn, cách thức dùng bữa, cắm hoa, gấp giấy, trồng cây cảnh… người Nhật đều không cho đó là việc làm bình thường mà họ tỉ mỉ nâng niu những điều đó lên tầm nghệ thuật. Bạn có thể hiểu, ngoài việc tư duy và thực hành một cách thành thục, người Nhật còn đòi hỏi trong mỗi việc phải có sự tinh tế và khéo léo. Trà đạo được coi là nét văn hóa nổi bật của đất nước mặt trời mọc cũng không nằm ngoài thói quen đó và đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thể thiếu khi nhắc đến quốc gia này. Hãy cùng SATO khám phá tinh hoa văn hóa trà đạo của người Nhật qua bài viết dưới đây nhé.
Trà đạo là một trong những tinh hoa văn hóa của người Nhật
1. Nguồn gốc của trà đạo
Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa truyền thống tại Nhật Bản. Theo truyền thuyết của Nhật, vào khoảng thế kỷ thứ 12, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215) sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú vui uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.
Từ việc đơn giản là uống trà, chuyển sang cách pha và thưởng thức, rồi nghi thức dùng trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực. Và dĩ nhiên, ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết cả là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn, trước tiên là hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.
2. Không gian thưởng thức trà đạo của người Nhật
Với người Nhật, trà đạo (chadou, sadou, chanoyu) được xem là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Phòng trà sẽ được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Khi khách đến, sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi.
Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn dẫn đến phòng trà. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo, mỗi thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng đem lại cảm giác thanh bình, yên ả.
Thông thường những buổi tiệc trà lớn thường kéo dài khoảng hơn 4 giờ đồng hồ, trước tiệc trà, khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá Momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa Sakura (hoa anh đào vào mùa xuân). Trong thời gian này, chủ nhà sẽ tiến hành các bước pha trà để đãi khách.
3. Những nguyên tắc cầu kỳ trong văn hóa trà đạo của người Nhật
Nước dùng để pha trà là tiêu chuẩn đầu tiên được đề cập tới trong nghệ thuật trà đạo tại Nhật Bản. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Khi pha trà, dụng cụ pha trà và tách uống trà đều được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ sau đó dùng khăn lau khô trước rót trà vào trong. Trước khi cho trà vào ấm, người pha trà thường ngửi trà để phân biệt trà được pha là loại trà nào, sau đó căn cứ vào số người dùng trà mà lựa chọn cách pha trà cho phù hợp để đảm bảo hương vị của trà không quá đặc cũng không quá loãng. Chén trà được rót đảm bảo cả về hương, vị và sắc. Ở đây, rót trà cũng là cả một nghệ thuật và phải tuân theo nguyên tắc thứ tự 1 – 2 – 3 – 4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4 – 3 – 2 – 1 mỗi lần 20ml, tổng cộng tách trà rót là 50ml. Để đảm bảo cho chất lượng của chén trà luôn ở cùng một trạng thái thì khi rót trà vào tách đều có chừng mực. Người rót trà cần dùng mắt để quan sát xem màu sắc của chén trà, dùng mũi để ngửi hương vị trà. Điều này đảm bảo không có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.
Với người thưởng trà cũng có những yêu cầu như thái độ kính trọng và cách thưởng thức khá thú vị. Họ luôn dùng vài miếng bánh ngọt để sử dụng cùng với trà. Và việc ăn như thế nào, uống như thế nào sẽ thể hiện được vị thế và kiến thức hay nền tảng giáo dục của người đó. Đất nước mặt trời mọc luôn có những nét văn hóa đặc sắc nổi bật, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, nếu có cơ hội bạn hãy thử đến xứ sở Phù Tang này một lần để trải nghiệm văn hóa trà đạo và rất nhiều những nét văn hóa đẹp đẽ khác của người Nhật nhé.
SATO
Kamaboko – chả cá được xem là sự hiện diện không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản, đây chính là món ăn truyền thống của người Nhật với phần nguyên liệu được sử dụng phổ biến cho nhiều loại món ăn khác nhau.
Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia có nền ẩm thực rất đặc biệt và phong phú, dù là đất nước chịu nhiều thiệt hại về thiên tai nhưng con người nơi đây vẫn rất kiên cường và hiếu khách.
Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc biệt và nhiều màu sắc như Manga (truyện tranh khác với Comic), Anime (hoạt hình), Kimono, Yukata, Geisha,… và đặc biệt, không thể không nói tới nền ẩm thực đặc trưng ở xứ sở hoa anh đào.
Chắc hẳn bạn cũng vô cùng tò mò bởi món cơm có tên gọi đặc biệt này của đất nước mặt trời mọc. Nền ẩm thực nơi đây vốn nổi tiếng trên toàn thế giới bởi cách chế biến và bày trí rất cầu kỳ, đem lại không chỉ hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng.
Copyright © 2020 SATO VIỆT NHẬT.